Thông tin đào tạo
BRINGING BUSINESS & TECHNOLOGY TOGETHER CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN
Giới thiệu Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về xây dựng, triển khai, quản trị và tiến...
Giới thiệu Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về xây dựng, triển khai, quản lý, bảo trì...
Giới thiệu Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về tư duy, khai thác, phát triển các giải...
1. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TIÊN TIẾN QUỐC TẾ UEH - CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ...
Giới thiệu Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học dữ liệu giúp người học nắm vững kiến thức cơ...
Giới thiệu Chương trình đào tạo Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thuộc ngành Hệ thống thông tin...
Giới thiệu Chương trình Kỹ thuật phần mềm đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên...
Giới thiệu Chương trình đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) tại UEH được xây dựng theo chuẩn tiên tiến...
Giới thiệu Chương trình Hệ thống thông tin kinh doanh thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý. Trong thời...
Tên chương trình: Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông (Information Design and Technology) Ngành: Hệ thống thông...
GIỚI THIỆU LĨNH VỰC ĐIỆN TOÁN Lĩnh vực điện toán (computing), hay tin học, bao gồm các ngành đào tạo...
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH KẾ HOẠCH TUYỂN SINH...
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KẾ HOẠCH TUYỂN SINH KHÓA 23...
HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN HỖ TRỢ VIỆC LÀM
Các hoạt động kết nối doanh nghiệp và công đồng cựu sinh viên ngoài mục đích cập nhật, định hướng nghề nghiêp còn nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngân hàng Đông Á đang tuyển các vị trí IT như sau: 1. Chuyên viên Điều...
Phòng hệ thống thông tin quản lý (MIS) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)...
MOVING FORWARD THÀNH TỰU
4 Chuyên ngành đào tạo
11 Khen thưởng cấp bộ
4 Hội thảo Khoa học
84 Môn học tiên tiến quốc tế
Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI
NGÀNH HỌC MỚI
Khoa học dữ liệu

Giới thiệu

Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học dữ liệu giúp người học nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về dữ liệu, các công cụ và công nghệ liên quan; có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một chuyên viên hoặc quản lý trong lĩnh vực khoa học dữ liệu bao gồm: lên kế hoạch, thu thập, lưu trữ, đánh giá, tiền xử lý; lựa chọn các mô hình, công cụ phân tích dữ liệu; phân tích và áp dụng kết quả để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, tài chính, marketing, v.v. Bên cạnh đó, sinh viên luôn được trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, cập nhật các quy chuẩn, công nghệ mới; đồng thời được tham gia vào mạng lưới học thuật, tuyển dụng có liên kết chặt chẽ với nhiều tổ chức, doanh nghiệp liên quan nhằm bám sát thực tiễn, tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.

Mã đăng ký xét tuyển: 7460108

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY

Là những chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên TOP 200 Đại học hàng đầu thế giới; tham vấn bởi các chuyên gia hiệp hội nghề nghiệp quốc tế và được rà soát chất lượng định kỳ 2 – 5 năm/lần. 

Chuẩn đầu ra

1. Kiến thức 

  • Hiểu và áp dụng kiến thức về toán và thống kê để lý giải bản chất các quan hệ kinh tế xã hội
  • Hiểu lý thuyết các mô hình ứng dụng khoa học dữ liệu trong tổ chức
  • Phân tích và áp dụng các phương pháp, quy trình công nghệ để xây dựng các ứng dụng khoa học dữ liệu vào thực tế quản lý và kinh doanh của tổ chức
  • Hiểu các phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến thích ứng với sự phát triển của ngành và lĩnh vực ứng dụng
  • Hiểu căn bản về lý luận kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn Việt Nam 
  • Hiểu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho việc phát triển ứng dụng khoa học dữ liệu trong tổ chức
  • Hiểu, phân tích và đánh giá các lý thuyết chuyên sâu về lên kế hoạch, thu thập, xử lý, lưu trữ, lựa chọn mô hình dữ liệu và đánh giá các ứng dụng khoa học dữ liệu trong tổ chức 
  • Hiểu căn bản về môi trường kinh tế và hệ thống quản lý trong tổ chức 

2. Kỹ năng 

  • Thuần thục các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu vào giải quyết các vấn đề trong kinh doanh và quản lý
  • Thuần thục việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu vào việc khai thác, phân tích dữ liệu doanh nghiệp 
  • Thuần thục về việc lên kế hoạch, phân tích, thiết kế, thu thập, xử lý, lưu trữ, lên mô hình dữ liệu và đánh giá sản phẩm các ứng dụng khoa học dữ liệu 
  • Khả năng thích ứng và biết cách vận dụng linh hoạt các công cụ phân tích dữ liệu
  • Thuần thục kỹ năng làm việc nhóm
  • Thuần thục khả năng giao tiếp, làm việc với các chuyên gia nước ngoài, và tham gia xây dựng và phát triển các công cụ khoa học dữ liệu cho các công ty trong và ngoài nước
  • Thiết lập năng lực ngoại ngữ theo qui định: chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương (tiếng Anh) hoặc trình độ DELF B1 (tiếng Pháp), đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B2 (LO11)

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm  

  • Khả năng ứng xử có trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội; kỷ luật, hợp tác, sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc
  • Khả năng ứng xử và trách nhiệm trong làm việc nhóm và hướng dẫn, giám sát những người khác trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao
  • Coi trọng giá trị và có tư cách đạo đức tốt trong công việc và cuộc sống
  • Khả năng tiếp thu được xu hướng công nghệ và đổi mới trong tương lai
  • Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lãnh vực Khoa học dữ liệu

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:

  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, đạt TOEIC 500
  • Đạt chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification)
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

Cơ hội việc làm

1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước:  Chuyên viên/Nhân viên/Chuyên gia:

  •  Xử lý dữ liệu
  •  Phân tích dữ liệu
  •  Machine Learning
  •  Big data
  •  Chuyên viên thu thập, tiền xử lý và quản lý dữ liệu lớn; chuyên gia tính toán; chuyên viên thiết kế, biểu diễn trực quan dữ liệu; chuyên viên quản lý các dự án khoa học dữ

2. Doanh nghiệp trong và ngoài nước Chuyên viên/Nhân viên

  •  Ứng dụng khoa học dữ liệu
  •  Quản lý dữ liệu Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học dữ liệu trong kinh doanh và quản lý

3.Trường cao đẳng, đại học Giảng viên Phụ trách các môn học về chuyên ngành khoa học dữ liệu thuộc ngành Khoa học máy tính

Cấu trúc chương trình

Kiến thức giáo dục đại cương: 50 tín chỉ

  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh tổng quát
  • Tiếng Anh chuyên ngành 1 (CTD)
  • Tiếng Anh chuyên ngành 2 (CTD)
  • Nhập môn tâm lý học
  • Phát triển bền vững
  • Tư duy thiết kế
  • Kinh tế vi mô 
  • Kinh tế vĩ mô 
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • Khoa học dữ liệu

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 63 tín chỉ

Kiến thức Cơ sở ngành

  • Thống kê toán 
  • Kinh tế lượng
  • Toán tài chính
  • Toán dùng trong Tin học
  • Cơ sở công nghệ thông tin
  • Cơ sở lập trình
  • Cơ sở dữ liệu
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Phân tích nghiệp vụ
  • Hệ hỗ trợ quản trị thông minh

Kiến thức chuyên ngành

  • Lập trình phân tích dữ liệu
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Máy học
  • Khai phá dữ liệu
  • Biểu diễn trực quan dữ liệu
  • Tính toán hiệu suất cao

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

  • Tài chính doanh nghiệp
  • Marketing căn bản
  • Big data và ứng dụng
  • Hành vi người tiêu dùng
  • Quản trị quan hệ khách hàng
  • Công nghệ và đổi mới
  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Marketing kỹ thuật số

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 123 tín chỉ

Tuyển sinh
Khoa học công nghệ
  • Thư mời viết bài hội thảo Khoa học

    HTKH

  • Đăng ký nghiên cứu khoa học 2017

    Khoa Công nghệ Thông tin Kinh doanh
    Giảng Viên đăng ký thực hiện nhiệm vụ NCKH năm 2017

    STT Nhiệm vụ khoa học Thực hiện Thời hạn
    1 Hội thảo ISBM_2017
    (Cộng đồng MIS-TP.HCM)
    – T.Mạnh Tuấn
    – T.Phụng
    – T.Hiền
    – T.Thạnh

    01 bài báo / người
    Nộp đầy đủ
    30/07/2017
    Hội thảo
    19/10/2017
    2
    Hội thảo ICEHC 2017

    ( ĐHBK Hà Nội )

    – T.Thạnh
    – T.Định

    01 bài báo / người
    Nộp tóm tắt
    24/07/2017
    Nộp đầy đủ
    05/08/2017
    Hội thảo
    01/12/2017
    3 Đề tài địa phương:
    – Sở KHCN Bến Tre
    – T.Thạnh
    01 đề xuất NCKH
    Hạn nộp
    30/5/2018
    Thực hiện
    2018+

     

  • Các chuyên ngành đào tạo

    GIỚI THIỆU LĨNH VỰC ĐIỆN TOÁN

    Lĩnh vực điện toán (computing), hay tin học, bao gồm các ngành đào tạo về nghiên cứu, chế tạo các hệ thống máy tính có năng lực tính toán khác nhau (phần cứng), các ngành nghiên cứu và phát triển phần mềm sử dụng năng lực tính toán của máy tính phục vụ những vấn đề thực tiễn. Giống như các ngành về phần cứng máy tính, nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm cũng bao gồm nhiều cấp độ; từ cấp độ xử lý có tính thủ tục đến cấp độ tự động và hiện nay là thông minh nhân tạo. Chính vì vậy, hoạt động đào tạo trong lĩnh vực điện toán được phân chia thành nhiều ngành khác nhau; nếu như đào tạo phần cứng có thể gói gọn với ngành kỹ nghệ máy tính (computer engineering) thì hoạt động đào tạo liên quan nghiên cứu phát triển phần mềm phong phú, đa dạng hơn và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam và trên thế giới.

    CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐIỆN TOÁN

    Theo hiệp hội điện toán Hoa kỳ (ACM), hoạt động đào tạo trong lĩnh vực điện toán (computing – hay tin học), bao gồm cả phần cứng và phần mềm, được phân chia thành các ngành chính sau đây:

    1. Kỹ nghệ máy tính (Computer Engineering – hay kỹ thuật máy tính)– Nghiên cứu, thiết kế các hệ thống máy tính phục vụ tính toán và phát triển hệ điều hành làm nền tảng cho các phần mềm ứng dụng chạy trên các hệ thống này. Thuật ngữ “máy tính” ở đây chỉ các thiết bị lập trình được: máy tính điện tử, điện thoại – máy giặt – tủ lạnh – máy thăm dò – máy cảnh báo – máy nông nghiệp – máy trong y tế – máy trong giao thông… thông minh.
    2. Khoa học máy tính (Computer Science – CS)– Nghiên cứu lý thuyết tính toán và phát triển giải pháp tính toán tiên tiến dựa trên các nền tảng tính toán; cụ thể là xây dựng phát triển phần mềm, cung cấp các giải pháp tin học và (phối hợp với Kỹ nghệ máy tính) phát triển các hệ thống điện toán điều khiển chuyên dụng: người máy, thiết bị thăm dò, máy y tế, máy giao thông, máy nông nghiệp.
    3. Hệ thống thông tin (Information Systems – IS)– Nghiên cứu thông tin, quy trình xử lý và các hệ thống máy tính thu thập xử lý thông tin phục vụ cho tổ chức, doanh nghiệp. Lĩnh vực này yêu cầu kiến thức về kỹ thuật (máy tính) và quản lý, năng lực giúp doanh nghiệp thấy được vai trò của thông tin và xử lý thông tin đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cầu nối giữa công nghệ và quản lý doanh nghiệp.
    4. Công nghệ thông tin (Information Technology – IT)– Nghiên cứu ứng dụng tin học trong tổ chức, doanh nghiệp; cụ thể là lựa chọn giải pháp (phần cứng, phần mềm) phù hợp và tiến hành triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Người làm IT cần có kiến thức về các nền tảng điện toán, khả năng cấu hình và lập trình tùy biến nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học trong doanh nghiệp.
    5. Kỹ nghệ phần mềm (Software Engineering – SE) hay công nghệ phần mềm)– Nghiên cứu phát triển và bảo trì các hệ thống phần mềm, đảm bảo độ tin cậy và tính hiệu quả của các hệ thống này trước yêu cầu của khách hàng. Kiến thức của lĩnh vực này đến từ lĩnh vực Kỹ nghệ & Khoa học máy tính (hệ thống điện toán và kỹ thuật lập trình). Chính vì vậy, những người được đào tạo trong các lĩnh vực CS và CE có thể được đào tạo tăng cường và hành nghề kỹ thuật phần mềm.
    6. Các ngành đào tạo kết hợp (Mixed Disciplinary)– Thực trạng phát triển và ứng dụng rộng rãi của điện toán trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế XH đã làm hình thành một số ngành đào tạo và hành nghề kết hợp giữa điện toán và các lĩnh vực khác, như sau:
      1. Tin học sinh học (Bioinformatics)– Nghiên cứu phát triển, vận dụng các phương pháp, thuật toán và nền tảng tính toán vào việc giải quyết các vấn đề của sinh học và y khoa, bao gồm mô hình hóa kiến trúc, chức năng gene/protein, các quá trình sinh học, các mô hình chẩn đoán, điều trị và phát triển thuốc điều trị bệnh. Người học có kiến thức cơ sở về điện toán.
      2. Sinh học điện toán (Computational Biology)– Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sinh học (phân tích cấu trúc DNA, vấn đề nhận dạng gene/protein, phân tích phản ứng/chức năng gene/protein, và các vấn đề sinh học phân tử khác) sử dụng phương pháp, thuật toán và các nền tảng tính toán điện toán. Người học có kiến thức cơ sở về sinh học.
      3. Ảnh y sinh (Biomedical Imaging)– Nghiên cứu, khai thác các phương tiện công nghệ chụp ảnh y sinh (MRIs, X-Rays, CT Scans), các phương pháp, thuật toán và nền tảng điện toán giúp xử lý hiệu quả nội dung ảnh chụp nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi đánh giá các phác đồ điều trị dựa trên ảnh chụp y sinh.
      4. Tin học y tế (Healthcare Informatics, Health Informatics, Medical Informatics)– Nghiên cứu, vận dụng các nền tảng công nghệ: các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống tính toán – định vị, các hệ thống thiết bị thông minh và mạng truyền thông (Internet of Things – IoT), nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Kiến thức đào tạo tăng cường bao gồm kiến thức về chăm sóc sức khỏe, quản lý thông tin sinh học cá nhân, hồ sơ y tế điện tử (EHR).
      5. Công nghệ thông tin kinh doanh (Business Information Technology/Computing)– Nghiên cứu, vận dụng các nền tảng công nghệ, các phương pháp/thuật toán điện toán nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
      6. Khoa học dữ liệu (Data Science)– Nghiên cứu, phát triển các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, bao gồm dữ liệu lớn, sử dụng các nền tảng và phương pháp điện toán kết hợp với phương pháp toán-thống kê, và vận dụng vào việc phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự báo cho các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là các vấn đề của kinh tế và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
      7. Quan sát bằng máy (Computer Vision)– Nghiên cứu, phát triển các phương pháp thu nhận, phân tích, nhận biết (recognition) sự vật, hiện tượng, môi trường… sử dụng các nền tảng và giải pháp điện toán, và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn: giám sát, an ninh, hành vi người mua hàng, hoạt động điều trị, hoạt động thể dục thể thao…
      8. Đồ họa và trò chơi (Gaming and Animation)– Nghiên cứu đồ họa điện toán và phát triển phần mềm trò chơi trên máy tính; cụ thể là phát triển các phương pháp điện toán xử lý nội dung đồ họa, đa phương tiện và kỹ thuật phát triển phần mềm trò chơi trên các loại máy tính, bao gồm máy tính cá nhân và điện thoại thông minh.

    Trong xã hội, nói chung, thuật ngữ Công nghệ Thông tin (Information Technology – IT) thường được dùng để chỉ khoa học điện toán hay tin học. Do đặc điểm đào tạo và yêu cầu công việc, chuyên gia IT, hay chuyên gia tin học thường là những người được đào tạo trong các lĩnh vực Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin. Do đó, nếu bạn dự định làm việc trong ngành IT thì Khoa học máy tínhHệ thống thông tin là những chuyên ngành đào tạo mà bạn cần lưu ý.

    KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

    Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” (CNTT) được dùng trong tên của Khoa mang ý nghĩa Khoa học điện toán hay tin học. Phạm vi nghiên cứu ứng dụng của CNTT nói chung rất rộng lớn. Thuật ngữ “Kinh doanh” (Business) là nhằm xác định hướng đào tạo và nghiên cứu ứng dụng then chốt của Khoa trong giai đoạn hiện tại và sắp tới.

    CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – KHOA CNTTKD

    Do đặc thù của Hệ thống thông tin, phần lớn các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực này nằm trong các trường kinh doanh và quản lý. Tên gọi của các chương trình đào tạo này vì thế cũng có những điều chỉnh tương ứng, đó là: Hệ thống thông tin kinh doanh (Business Information Systems – BIS) hoặc Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems – MIS)… Về cơ bản, các chương trình đào tạo này bao gồm các vấn đề về quản lý doanh nghiệp và CNTT. Do yêu cầu của XH và hướng nghiên cứu ứng dụng trọng tâm mà việc đặt nặng nội dung nào là tùy theo từng cơ sở đào tạo.


    (Theo văn bản số: 15/VBHN-BGDĐT)

    Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh

    Hiện nay, khoa CNTTKD của Đại Học Kinh Tế TP.HCM (UEH) đang đào tạo chuyên ngành Hệ thống tin tin kinh doanh (BIS). Do đặc điểm của nhà trường và theo quy định của Bộ Giáo Dục & Đào tạo, ngành BIS của Khoa thuộc nhóm ngành Hệ thống thông tin quản lý (mã số 52340405) của ngành Quản trị (mã số 523404). Chương trình đào tạo của Khoa tập trung ứng dụng CNTT vào công tác quản lý. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ cho vấn đề quản lý tổ chức, doanh nghiệp được ưu tiên hàng đầu.

    Chuyên ngành Thương mại điện tử

    Chương trình TMĐT được xây dựng theo chuẩn tiên tiến quốc tế với mục tiêu đào tạo cử nhân Kinh tế, chuyên ngành TMĐT có kiến thức toàn diện về TMĐT, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới. Ngoài hai nhóm kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin như: Cơ sở lập trình, Cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin kinh doanh và kiến thức cơ bản về Kinh doanh, quản lý như: Marketing, Hành vi khách hàng, Quản trị quan hệ khách hàng, Quản trị chuỗi cung ứng,… sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về TMĐT, bao gồm: Dịch vụ mạng Internet, Chiến lược kinh doanh TMĐT, Xây dựng Website TMĐT, Công nghệ trong TMĐT, Luật TMĐT, Bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT, Các hệ thống thanh toán điện tử, Quản trị dự án TMĐT, Digital Marketing, Nghiên cứu thị trường TMĐT, Kinh doanh thông minh (Business Intelligence).

    Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm

    Chương trình CNPM tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) được xây dựng theo chuẩn tiên tiến quốc tế với mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm, chuyên ngành Công nghệ phần mềm có kiến thức toàn diện về CNTT, kiến thức cần thiết về quản lý và kinh doanh cũng như kỹ năng vận dụng CNTT vào các vấn đề kinh tế xã hội, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực CNPM chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

    Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

    Hoạch định các nguồn lực một cách hiệu quả để nhắm đến mục tiêu giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp luôn phải đối mặt, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được xem như một giải pháp quản lý dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT, mang lại hiệu quả rất lớn cho các doanh nghiệp và nhu cầu triển khai hệ thống ERP (đặc biệt là các giải pháp ERP của các hãng phần mềm nước ngoài như SAP, Oracle, Microsoft,…) tại các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến chuyên ngành Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng tư vấn giải pháp triển khai phù hợp với nhu cầu và bối cảnh thực tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Khoa học dữ liệu

    Khoa đang xây dựng và triển khai trong thời gian sớm nhất.

     

    Lê Ngọc Thạnh

  • Hợp tác quốc tế
    • Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Trong thời đại cách mạng công…
      Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc và UEH
    • UEH ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình Cử nhân quản lý an ninh không gian mạng với Trường Đại học Thành phố Seatle (Hoa Kỳ) Sáng ngày 13/11/2017,…
      UEH ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình Cử nhân quản lý an ninh không gian mạng với Trường Đại học Thành phố Seatle (Hoa Kỳ)
    • Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng kịp thời xu hướng ứng dụng Công nghệ mới trong các lĩnh vực (CRM, ERP, Healthcare, Information Systems and Digital Marketing…),…
      Lễ ký kết MOU với Công ty Atemiscloud Viet Nam
    • Sáng ngày 05/06/2018, tại Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Khoa Công nghệ Thông tin Kinh doanh (BIT) và Trường Đại Học Công nghệ và Thiết…
      Hội thảo Kinh tế Công nghệ
    • Lúc 9:00am ngày 05/06/2018, Khoa CNTTKD - Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ đón tiếp các giáo sư đến từ ĐH Công nghệ và Thiết kế Singapore (Singapore University of…
      Hợp tác với SUTD – Singapore
    • DESIGN THINKING WORKSHOP UEH & SCH (SOON CHUN HYANG) Trong hai ngày 4 và 5 tháng 11 năm 2017, Đại học Soon-Chun-Hyang (SCH) – Hàn Quốc và khoa Công nghệ…
      Design Thinking Workshop
    • Sáng ngày 06/6/2017, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác…
      Lễ ký hợp tác UEH và CityU
    • About City University of Seattle City University of Seattle is a private nonprofit university accredited through the doctoral level. CityU is dedicated to serving the working adult and transfer student…
      CityU of Seattle
    HOẠT ĐỘNG NCKH - SỰ KIỆN
    14/12/2021
    ĐỀ TÀI CÁC CẤP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2021  Đề tài đã nghiệm thu: Mã số: CS-2020-14: “Nghiên cứu và…
    31/08/2020
    [2020 - đến nay] Mã số: CS-2020-14: “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống tính toán xử lý dữ liệu…
    11/06/2017
    Đề tài: Thu thập và phân tích dữ liệu mạng xã hội phục vu hoạt động nghiên cứu thị trường.
    11/06/2017
    Đề tài: Ứng dụng công nghệ trong quảng cáo trực tuyến,
    Lễ ký hợp tác UEH và CityU

    Sáng ngày 06/6/2017, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UEH và Trường Đại học Thành phố Seattle (USA).

    Tham dự buổi lễ, về phía Trường Đại học Thành phố Seattle (USA) có GS. Randy Frisch – Hiệu trưởng; GS. Hiep Quach – Hội đồng Quản trị của National University System; Ông. Denny Dang – Cố vấn Cao cấp. Về phía UEH có GS.TS. Nguyễn Đông Phong – Hiệu trưởng; TS. Trần Mai Đông – Trưởng phòng Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế; TS. Lê Ngọc Thạnh – Trưởng khoa Công nghệ thông tin kinh doanh. (more…)

    BIT
    How to reach business' customers using advanced information technology
    Broadening collaboration networks ĐỐI TÁC CỦA BIT
    Lễ ký kết MOU với Trung Tâm ISC-QUANG TRUNG
    Lễ ký kết MOU với Công ty Atemiscloud Viet Nam
    FAST Tuyển dụng Tư vấn ứng dụng
    DIGINET TUYỂN THỰC TẬP VIÊN
    Lễ ký hợp tác UEH và CityU
    CityU of Seattle
    Ngân hàng Đông Á đang tuyển nhiều vị trí IT
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tuyển 05 nhân sự MIS